Nhan đề : Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm tâm lý dân tộc của người Jrai ở Tây Nguyên
Tác giả : Đoàn Văn Báu
Năm xuất bản : 2009
Nhà Xuất bản :
Từ khóa : Người Jrai,Tây Nguyên,Tâm lý dân tộc,Đặc điểm
Số trang : tr. 58-63
1. Vài nét về dân tộc Jrai ở Tây Nguyên
Jrai là một trong năm dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo – Polynésien ở Việt Nam (Chăm, Jrai, Êđê, Raglai, Churu) sinh sống tập trung ở 811 làng trên Cao nguyên Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai và một số làng khác ở các tỉnh Kon Tum và Đắk Lắk.
Jrai cũng là dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo – Polynésien và xếp thứ 9 trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1999, dân tộc Jrai có tổng số dân là 317.557 người.
Trong đó, có 305.362 người sinh sống ở Gia Lai, chiếm tỷ lệ 91%; 15.887 người sinh sống ở Kon Tum, chiếm tỷ lệ 4.8% và 14.246 người sinh sống ở Đắk Lắk, chiếm tỷ lệ 4.2%.
2. Khách thể và phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã tiến hành đề tài “Đặc điểm tâm lý dân tộc của người Jrai ở Tây Nguyên” vào tháng 5/2009. Trên cơ sở vận dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như: điều tra bằng bảng hỏi; phỏng vấn cá nhân; nghiên cứu sản phẩm hoạt động và quan sát… tác giả đã khảo sát trên 200 đối tượng trong mẫu nghiên cứu là người dân tộc Jrai ở địa bàn thị xã Pleiku, huyện Krông Pa và huyện Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), từ đó rút ra những đặc điểm tâm lý dân tộc đặc trưng của người Jrai.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Những đặc điểm tâm lý dân tộc của người Jrai ở Tây Nguyên
- Người Jrai có nhận thức chính trị mơ hồ, ý thức quốc gia thấp, một bộ phận có tư tưởng ly khai, tự trị.
- Người Jrai đề cao vai trò của người phụ nữ, có tâm lý tín nhiệm, sùng bái cá nhân.
- Người Jrai có lòng tự hào dân tộc và nhu cầu bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cao.
– Người Jrai có tình cảm gia đình, thân tộc, tình cảm cộng đồng rất sâu sắc, có tính cố kết cộng đồng rất bền vững.
– Người Jrai có phong cách tư duy đơn giản, có lối sống chân thành, mộc mạc, trọng danh dự, chữ tín, thích được đề cao, khen ngợi.
– Người Jrai có tâm lý mặc cảm, tự ti, sống khép kín, ngại tiếp xúc với người dân tộc khác, nhất là người Kinh.
– Người Jrai có truyền thống đoàn kết với các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên.
Trên đây là những đặc điểm tâm lý dân tộc đặc trưng của người Jrai ở Tây Nguyên. Những đặc điểm tâm lý này không phải được hình thành một cách ngẫu nhiên mà chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về lịch sử, tự nhiên và xã hội nhất định.
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm tâm lý dân tộc của người Jrai ở Tây Nguyên
Từ những kết quả nghiên cứu ban đầu về các yếu tố tác động đến quá trình hình thành đặc điểm tâm lý của người Jrai ở Tây Nguyên, chúng tôi thấy rằng: có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình hình thành đặc điểm tâm lý của người Jrai ở Tây Nguyên, trong đó nổi bật là các yếu tố sau:
– Lịch sử hình thành tộc người Jrai ở Tây Nguyên
Theo hệ phân loại ngôn ngữ, người Jrai thuộc hệ ngôn ngữ Malayo – Polynésien, hay còn gọi là Mã Lai – Nam Đảo hoặc Mã Lai – Đa Đảo. Vùng phân bố hiện nay của các dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Malayo – Polynésien ở Đông Nam Á tập trung chủ yếu ở một số quần đảo thuộc lãnh thổ Indonesia, Philippines và một phần lãnh thổ Malaysia, bộ phận còn lại tản mạn trên một số nước trên bán đảo Đông Dương như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan. Vì vậy, việc lý giải cội nguồn của các dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Malayo – Polynésien, trong đó có người Jrai, phần nào làm sáng tỏ được vấn đề về nguồn gốc của tộc người Jrai.
Về vấn đề này hiện nay có hai giả thuyết phổ biến [3, 150 – 152].
Xem đầy đủ tại đây: Link